CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 104/2012/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2012
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI TÀU QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI ĐẾN
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14
tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6
năm 2012;
Căn cứ Luật an ninh quốc gia ngày 03 tháng
12 năm 2004;
Căn cứ Luật biên giới quốc gia ngày 17 tháng
6 năm 2003;
Căn cứ Luật hải quan ngày 29 tháng 6 năm
2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí,
vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 30 tháng 6 năm 2011;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định đối với
tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Chương
1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định hoạt động của tàu quân sự nước ngoài đến nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là tàu quân sự nước ngoài
đến Việt Nam); thủ tục cấp phép; thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng;
kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động có liên quan đến tàu quân sự nước
ngoài đến Việt Nam.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam và
thành viên trên tàu, các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến hoạt động của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam.
2. Các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng đối với tàu thuyền
công vụ được trang bị vũ khí quân dụng của một quốc gia, vùng lãnh thổ; tàu
thuyền của một tổ chức quân sự quốc tế đến Việt Nam thực hiện các chuyến thăm,
sửa chữa, thực hiện các hoạt động khác.
3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định
của Điều ước quốc tế đó.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu quân sự nước ngoài là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một
quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do
một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong
danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tuơng đương; được điều hành bởi thủy
thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.
2. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam là các tàu quân sự nước ngoài đến
lãnh hải, nội thủy và cảng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thực hiện các chuyến thăm, sửa chữa và thực hiện các hoạt động khác.
3. Tàu quân sự nước ngoài thăm chính thức Việt Nam là các tàu quân sự
nước ngoài chở nguyên thủ quốc gia thăm Việt Nam theo lời mời của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai Nhà
nước.
4. Tàu quân sự nước ngoài thăm xã giao Việt Nam là các tàu quân sự nước
ngoài thăm Việt Nam với mục đích tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân và
lực lượng quân đội hai quốc gia.
5. Tàu quân sự nước ngoài thăm thông thường Việt Nam là các tàu quân sự
nước ngoài thăm Việt Nam để phối hợp huấn luyện, diễn tập; cung cấp vật liệu kỹ
thuật, trang thiết bị quân sự; tiếp nhiên liệu, lương thực thực phẩm hoặc cho thủy
thủ được nghỉ ngơi.
6. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa là các tàu quân sự
nước ngoài vào sửa chữa tại các cảng biển Việt Nam theo hợp đồng với các doanh
nghiệp có chức năng sửa chữa tàu biển của Việt Nam.
7. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các hoạt động khác là
các tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các hoạt động nhân đạo; tìm
kiếm, cứu hộ, cứu nạn; đo đạc, khảo sát và nghiên cứu biển; tìm kiếm hài cốt,
tuần tra chung, chống cướp biển và một số hoạt động chuyên ngành khác theo thỏa
thuận giữa Việt Nam với quốc gia có tàu.
8. Tàu thuyền công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện các công vụ
của Nhà nước không vì mục đích thương mại.
9. Vũ khí quân dụng gồm:
a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm
súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác
có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 (một trăm)
mi-li-mét (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 (hai mươi ba) mi-li-mét
(mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai,
các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có
tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
10. Hoạt động của tàu quân sự nước ngoài tại cảng biển là việc ra, vào,
trú đậu, di chuyển từ vị trí neo đậu này đến vị trí neo đậu khác và thực hiện
các hoạt động theo chương trình đã thống nhất trong thời gian đến thăm, sửa
chữa tại cảng biển nơi tàu neo đậu.
11. Thành viên trên tàu quân sự nước ngoài là Trưởng đoàn (nếu có),
Thuyền trưởng, thủy thủ và những người khác cùng đi trên tàu.
12. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được
xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt
động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi,
nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,
điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.
Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước
cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng
đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công
trình phụ trợ khác.
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu
cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ
thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các
công trình phụ trợ khác, cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng
cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các
dịch vụ khác.
13. Cảng quân sự là cảng do Bộ Quốc phòng quản lý và hoạt động theo quy
chế cảng quân sự.
14. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển bao gồm Biên
phòng cửa khẩu cảng; Hải quan cửa khẩu cảng; Cảng vụ hàng hải; Kiểm dịch y tế
quốc tế; Kiểm dịch động vật, thực vật cửa khẩu cảng.
15. Người làm thủ tục là Thuyền trưởng/Trưởng đoàn hoặc người được ủy
quyền.
16. Đưa vũ khí về tư thế quy không là đưa vũ khí về trạng thái không sử
dụng chiến đấu ngay được (khóa tầm và hướng vũ khí, không cấp điện cho hệ thống
vũ khí, không có đạn trên bệ hoặc trên dây băng, hộp tiếp đạn).
17. Vũ khí ở trạng thái bảo quản là vũ khí ở trạng thái có thể sử dụng
được, nhưng không có đạn trên bệ hoặc trên dây băng, hộp tiếp đạn, để thực hiện
công tác bảo quản.
Điều
4. Nguyên tắc chung đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
1. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Nghị định này.
2. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ các quy
định của pháp luật Việt Nam, quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác giữa quốc gia có tàu và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam.
3. Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực
hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận, trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải
được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
4. Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để vào cảng:
a) Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái
nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính
phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc
gia mà tàu thuyền đó mang cờ;
b) Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu;
c) Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản;
d) Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo
hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam;
đ) Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm cho an toàn hàng hải
và tần số liên lạc đã đăng ký;
e) Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.
5. Tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam phải treo quốc kỳ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của nước có
tàu quân sự. Trường hợp tàu quân sự nước ngoài muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo
còi trong các dịp nghi lễ của nước mình, Thuyền trưởng/Trưởng đoàn phải xin
phép và được Cảng vụ hàng hải hoặc cấp có thẩm quyền tại cảng biển, cảng quân
sự nơi tàu neo đậu chấp thuận.
6. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam muốn di chuyển từ cảng biển này
sang cảng biển khác của Việt Nam (chuyển cảng) phải ghi rõ tại Công hàm đề nghị
và Tờ khai (Mẫu 1 hoặc Mẫu 2) và được Bộ Quốc phòng chấp thuận bằng văn bản.
Điều
5. Các hoạt động tàu quân sự nước ngoài không được tiến hành khi đến Việt Nam
1. Tiến hành những hoạt động xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiến hành các hoạt động thu thập tình báo và những hành vi khác, gây
phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Vận chuyển vũ khí giết người hàng loạt, các chất phóng xạ, chất độc
hóa học, chất độc sinh học, chất ma tuý.
4. Tuyên truyền, phát tán tài liệu, sách báo, phim ảnh, văn hóa phẩm mà
chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Tự ý tổ chức các hoạt động tài trợ, hỗ trợ nhân đạo mà chưa được cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.
6. Đưa người, hàng hóa và phương tiện xuống hoặc rời tàu trái với quy
định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, xuất nhập khẩu trừ trường
hợp cứu người bị nạn nhưng sau đó phải thông báo ngay cho cơ quan quản lý nhà
nước chuyên ngành Việt Nam có thẩm quyền tại cảng biển.
7. Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu bất kỳ phương tiện bay hay khí
tài quân sự mà chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam.
8. Tiến hành trái phép các hoạt động nghiên cứu, đo đạc, đánh bắt hải
sản, trao đổi mua bán hoặc gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc, rađa cảnh
giới, cản trở giao thông vận tải.
9. Gây ô nhiễm môi trường, làm hư hại các thiết bị, công trình trên biển
và ở cảng biển.
10. Sử dụng thợ lặn hoặc các thiết bị lặn ngầm khác dưới nước khi chưa
được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép.
11. Tự động di chuyển cập mạn tàu khác, đi vào khu vực cấm.
12. Quay phim, chụp ảnh, vẽ cảnh đồ ở khu vực cấm.
13. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực thi
nhiệm vụ của nhà chức trách Việt Nam.
14. Tiến hành các hoạt động huấn luyện, diễn tập, thao diễn và trình
diễn với các loại vũ khí, phương tiện bay, khí tài quân sự mà chưa được phép
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
15. Có những hoạt động khác mà pháp luật Việt Nam cấm.
Điều
6. Cấp giấy phép, kiểm tra, giám sát đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến
hoạt động của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
1. Mọi tổ chức, cá nhân, phương tiện của Việt Nam, nước ngoài (trừ cán
bộ, nhân viên, phương tiện của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại
cảng biển, cảng quân sự đang thực hiện nhiệm vụ) ra vào, hoạt động trong khu
vực tàu quân sự nước ngoài neo đậu; xuống tàu quân sự nước ngoài để làm việc,
thực hiện các hoạt động khác, cập mạn tàu quân sự nước ngoài trong thời gian
tàu neo đậu tại cảng biển, cảng quân sự, nội thủy, lãnh hải phải có giấy phép
do các cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Tổ chức, cá nhân, phương tiện quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Chỉ được cấp giấy phép khi thực hiện các hoạt động nằm trong chương
trình hoạt động chính thức của tàu quân sự nước ngoài hoặc được Trưởng
đoàn/Thuyền trưởng tàu quân sự nước ngoài đề nghị, chấp thuận bằng văn bản;
b) Phải tuân thủ sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành tại cảng biển, cảng quân sự và các lực lượng chức năng liên quan.
Điều
7. Nguyên tắc, thẩm quyền xử lý vi phạm đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt
Nam
1. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam vi phạm các quy định tại Nghị
định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam được giải quyết qua đường
ngoại giao trên cơ sở pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
2. Thuyền trưởng/Trưởng đoàn tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam chịu
trách nhiệm về những hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật của các thành viên
trên tàu gây ra trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
3. Thành viên của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam có hành vi vi phạm
pháp luật Việt Nam bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ người
được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ về ngoại giao).
4. Thẩm quyền xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Điều
8. Nguyên tắc xử lý tai nạn đâm va hàng hải liên quan đến tàu quân sự nước
ngoài
Việc xử lý tai nạn đâm va hàng hải có liên quan đến tàu quân sự nước
ngoài đến Việt Nam thực hiện theo quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam và
được giải quyết qua đường ngoại giao.
Điều
9. Thông báo tàu quân sự nước ngoài đến cảng biển và sử dụng hoa tiêu hàng hải
Việt Nam
1. Chậm nhất 24 (hai mươi bốn) giờ trước khi tàu quân sự nước ngoài dự
kiến đến cảng biển Việt Nam, người làm thủ tục phải gửi cho Cảng vụ hàng hải
nơi tàu đến Thông báo tàu đến cảng (Mẫu 12).
2. Khi vào, rời cảng biển hoặc di chuyển trong vùng nước cảng biển Việt
Nam, tàu quân sự nước ngoài phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tàu và
trả phí hoa tiêu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chương
2.
TÀU QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI ĐẾN
VIỆT NAM THỰC HIỆN CÁC CHUYẾN THĂM
MỤC
1. THỦ TỤC CẤP PHÉP; THỦ TỤC NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, CHUYỂN CẢNG
Điều
10. Thủ tục cấp phép
1. Thủ tục cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện
chuyến thăm chính thức
a) Thẩm quyền cấp phép:
- Bộ Ngoại giao cấp phép cho các tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
thực hiện chuyến thăm chính thức. Trường hợp từ chối cấp phép phải nêu rõ lý
do.
Việc thỏa thuận, thống nhất thời gian, nội dung, chương trình hoạt động
liên quan đến chuyến thăm được thực hiện qua đường ngoại giao;
- Trước khi cấp phép, Bộ Ngoại giao lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an, Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
nơi tàu đến. Trường hợp ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa
thống nhất, Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Thời hạn cấp phép:
- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, trước khi tàu quân sự dự kiến vào
lãnh hải Việt Nam, quốc gia có nguyên thủ đến thăm Việt Nam gửi Công hàm đề
nghị được thực hiện chuyến thăm bằng tàu quân sự kèm theo Tờ khai (Mẫu 1) đến
Bộ Ngoại giao;
- Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được Công hàm, Tờ
khai, Bộ Ngoại giao gửi Công hàm trả lời quốc gia có tàu quân sự đến thăm;
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy
ý kiến về việc cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện
chuyến thăm chính thức, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi
tàu đến phải có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao;
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cấp phép hoặc từ chối
cấp phép, Bộ Ngoại giao có văn bản thông báo cho các Bộ, ngành liên quan, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi tàu đến về việc cấp phép hoặc từ chối cấp phép cho
tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện chuyến thăm chính thức.
c) Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung đã cấp phép thì Bộ Ngoại giao
gửi Công hàm trao đổi, thống nhất với quốc gia có tàu quân sự đến thăm.
2. Thủ tục cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện
chuyến thăm xã giao, thăm thông thường
a) Thẩm quyền cấp phép:
- Bộ Quốc phòng cấp phép cho các tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
thực hiện chuyến thăm xã giao, thăm thông thường. Trường hợp từ chối cấp phép
phải nêu rõ lý do;
- Trước khi cấp phép, Bộ Quốc phòng lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ
Công an, Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh nơi tàu đến thăm. Trường hợp ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân câp
tỉnh chưa thống nhất, Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
b) Thời hạn cấp phép:
- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày trước khi tàu dự kiến vào lãnh hải
Việt Nam, quốc gia có tàu quân sự đến thăm phải gửi Công hàm đề nghị cho phép
tàu đến thăm Việt Nam cùng Tờ khai (Mẫu 1) đến Bộ Quốc phòng. Trong trường hợp
quốc gia có tàu quân sự đến thăm gửi Công hàm đề nghị cùng Tờ khai đến Bộ Ngoại
giao hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, chậm nhất 03
(ba) ngày kể từ ngày nhận được Công hàm, Tờ khai, Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại
diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chuyển Công hàm, Tờ khai đến Bộ Quốc
phòng;
- Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Công
hàm, Tờ khai, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời quốc gia có tàu quân sự đến thăm
qua đường ngoại giao;
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy
ý kiến về việc cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện
chuyến thăm xã giao, thăm thông thường, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi tàu đến phải có văn bản trả lời Bộ Quốc phòng;
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cấp phép hoặc từ chối
cấp phép, Bộ Quốc phòng có văn bản thông báo cho các Bộ, ngành liên quan, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi tàu đến về việc cấp phép hoặc từ chối cấp phép cho
tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các chuyến thăm xã giao, thăm
thông thường;
c) Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung đã cấp phép thì Bộ Quốc phòng
gửi văn bản trao đổi, thống nhất với quốc gia có tàu quân sự đến thăm qua đường
ngoại giao.
Điều
11. Thủ tục nhập cảnh
1. Thủ tục nhập cảnh cho tàu, thành viên trên tàu quân sự nước ngoài
được thực hiện trực tiếp tại tàu, ngay sau khi tàu đến khu vực, vùng đón, trả
hoa tiêu và kết thúc trước khi tàu vào vị trí neo đậu, cập cảng.
2. Thành phần đoàn liên hiệp kiểm tra làm thủ tục nhập cảnh bao gồm: Đại
diện Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải quan cửa khẩu cảng, Cảng vụ hàng hải, Kiểm
dịch y tế quốc tế và Kiểm dịch động vật, thực vật cửa khẩu cảng (nếu tàu phải
thực hiện kiểm dịch động vật, thực vật) do đại diện Biên phòng cửa khẩu cảng
làm trưởng đoàn.
3. Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải nộp khi làm thủ tục nhập cảnh
a) Nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có - Mẫu 6);
- 01 (một) bản chính Chương trình hoặc kế hoạch hoạt động.
b) Nộp cho Cảng vụ hàng hải:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có - Mẫu 6).
c) Nộp cho Hải quan cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai dự trữ của tàu (Mẫu 7);
- 01 (một) bản chính Bản khai hành lý thành viên (Mẫu 8);
- 01 (một) bản chính Bản kê khai hàng hóa (nếu có - Mẫu 5);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có - Mẫu 6).
d) Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch y tế quốc tế:
- 01 (một) bản chính Giấy khai báo y tế hàng hải (Mẫu 9).
đ) Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch thực vật cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai kiểm dịch thực vật (nếu có - Mẫu 10).
e) Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch động vật cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai kiểm dịch động vật (nếu có - Mẫu 11).
4. Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải xuất trình khi làm thủ tục
nhập cảnh:
Xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng một trong các loại giấy tờ sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của các thành viên
trên tàu;
b) Thẻ quân nhân hoặc Giấy chứng minh quân nhân của các thành viên trên
tàu.
Điều
12. Thủ tục xuất cảnh
1. Thủ tục xuất cảnh cho tàu quân sự nước ngoài, thành viên trên tàu
được thực hiện trực tiếp tại tàu, được kết thúc chậm nhất là ngay trước khi tàu
rời cảng.
2. Thành phần đoàn liên hiệp kiểm tra làm thủ tục xuất cảnh bao gồm: Đại
diện Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải quan cửa khẩu cảng, Cảng vụ hàng hải do đại
diện Biên phòng cửa khẩu cảng làm trưởng đoàn.
3. Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải nộp khi làm thủ tục xuất cảnh
a) Nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi
nhập cảnh - Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có thay đổi so với
lúc nhập cảnh - Mẫu 6).
- Các loại giấy tờ do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp cho các thành viên
trên tàu trong thời gian tàu neo đậu tại cảng (nếu có): Thẻ đi bờ, Giấy phép,
Thị thực rời có giá trị một lần, Giấy phép tham quan du lịch.
b) Nộp cho Cảng vụ hàng hải:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi
nhập cảnh - Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có thay đổi so với
lúc nhập cảnh - Mẫu 6).
c) Nộp cho Hải quan cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi
nhập cảnh - Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai dự trữ của tàu (nếu có thay đổi so với lúc
nhập cảnh - Mẫu 7);
- 01 (một) bản chính Bản khai hành lý thành viên (nếu có thay đổi so với
lúc nhập cảnh - Mẫu 8);
- 01 (một) bản chính Bản kê khai về hàng hoá (nếu có thay đổi so với lúc
nhập cảnh - Mẫu 5);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có thay đổi so với
lúc nhập cảnh - Mẫu 6).
4. Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải xuất trình khi làm thủ tục
xuất cảnh
Xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng một trong các loại giấy tờ sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của các thành viên
trên tàu;
b) Thẻ quân nhân hoặc Giấy chứng minh quân nhân của các thành viên trên
tàu.
Điều
13. Thủ tục chuyển cảng
1. Thủ tục chuyển cảng cho tàu quân sự nước ngoài được thực hiện trực
tiếp tại tàu.
2. Thủ tục chuyển cảng đối với tàu đi cảng biển khác được kết thúc chậm nhất
là ngay trước khi tàu rời cảng. Thủ tục chuyển cảng đối với tàu đến từ một cảng
biển khác được thực hiện ngay sau khi tàu đến vùng đón, trả hoa tiêu và kết
thúc trước khi tàu cập cảng.
3. Thành phần đoàn liên hiệp kiểm tra làm thủ tục chuyển cảng bao gồm:
Đại diện Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải quan cửa khẩu cảng, Cảng vụ hàng hải do
đại diện Biên phòng cửa khẩu cảng làm trưởng đoàn.
4. Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải nộp tại cảng đi
a) Nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4);
- 01 (một) Chương trình hoặc kế hoạch hoạt động;
- Các loại giấy tờ do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp cho các thành viên
trên tàu trong thời gian neo đậu tại cảng (nếu có): Thẻ đi bờ, Giấy phép.
b) Các loại giấy tờ phải nộp cho Cảng vụ hàng hải:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4).
c) Các loại giấy tờ phải nộp cho Hải quan cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai dự trữ của tàu (Mẫu 7);
- 01 (một) bản chính Bản khai hành lý thành viên (Mẫu 8);
- 01 (một) bản chính Bản kê khai về hàng hóa (nếu có - Mẫu 5).
5. Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải nộp tại cảng đến
a) Nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng: Hồ sơ tàu chuyển cảng của Biên
phòng cửa khẩu cảng đi.
b) Nộp cho Hải quan cửa khẩu cảng: Hồ sơ tàu chuyển cảng của Hải quan
cửa khẩu cảng đi.
c) Nộp cho Cảng vụ hàng hải:
- Giấy phép rời cảng của Cảng vụ hàng hải cảng đi;
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có - Mẫu 6).
MỤC
2. HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI ĐẾN VIỆT NAM THỰC HIỆN CÁC CHUYỂN THĂM
VÀ ĐI BỜ CỦA THÀNH VIÊN TRÊN TÀU
Điều
14. Hoạt động tại cảng biển, cảng quân sự của tàu quân sự nước ngoài đến Việt
Nam thực hiện các chuyến thăm
1. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các chuyến thăm chỉ
được neo đậu, hoạt động tại cảng biển, cảng quân sự được cấp phép; phải tuân
thủ sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.
2. Tàu quân sự của cùng một quốc gia được đến Việt Nam thực hiện các
chuyến thăm 01 (một) lần trong 01 (một) năm, nhưng không được trú đậu quá 03
(ba) tàu tại cùng một cảng trong cùng một thời điểm, thời gian trú đậu không
quá 07 (bảy) ngày, trừ trường hợp được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam cho phép.
Điều
15. Đi bờ đối với các thành viên trên tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực
hiện các chuyến thăm
1. Thành viên của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các
chuyến thăm chỉ được phép rời tàu đi bờ sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập
cảnh, thủ tục chuyển cảng đến và phải trở lại tàu trước khi các cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành tại cảng biển thực hiện thủ tục xuất cảnh, thủ tục chuyển
cảng đi cho tàu. Khi đi bờ, các thành viên trên tàu phải chấp hành hướng dẫn và
chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng và lực lượng Công an
địa phương nơi tàu neo đậu. Nếu mang theo hàng hóa, phải tuân thủ các quy định
của pháp luật Việt Nam về Hải quan, Y tế, Kiểm dịch.
2. Khi đi bờ theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm, các
thành viên trên tàu phải đi theo đoàn, nhóm; không mang vũ khí, công cụ hỗ trợ;
quân nhân phải mang mặc quân phục; người thuộc các tổ chức hoặc chuyên ngành
khác, phải mang mặc đồng phục của tổ chức, chuyên ngành mình.
3. Khi đi bờ với mục đích cá nhân (tham quan du lịch, khám chữa bệnh,
hồi hương, đi theo phương tiện tổ chức dịch vụ…), các thành viên trên tàu có
thể đi theo đoàn, nhóm hoặc cá nhân; không mang vũ khí, công cụ hỗ trợ; quân
nhân, người không phải quân nhân thuộc các tổ chức hoặc chuyên ngành được phép
mang mặc thường phục.
4. Thành viên trên tàu đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi tàu neo đậu:
a) Thành viên trên tàu đi bờ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi tàu neo đậu không phải xin cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam;
b) Khi thành viên trên tàu có nhu cầu đi bờ, Trưởng đoàn/Thuyền trưởng
phải có đơn xin phép cho thành viên của tàu đi bờ và được Biên phòng cửa khẩu
cảng nơi tàu neo đậu chấp thuận, cấp Thẻ đi bờ. Thời gian đi bờ từ 07h00 -
24h00 hàng ngày;
c) Trường hợp thành viên trên tàu có nhu cầu nghỉ qua đêm trên bờ,
Trưởng đoàn/Thuyền trưởng phải có đơn xin phép và được Biên phòng cửa khẩu cảng
chấp thuận, cấp Giấy phép;
d) Thủ tục cấp Thẻ đi bờ, Giấy phép nghỉ qua đêm trên bờ thực hiện theo
quy định của Bộ Quốc phòng;
đ) Lệ phí cấp Thẻ đi bờ, lệ phí cấp Giấy phép thực hiện theo quy định
của Bộ Tài chính.
5. Thành viên trên tàu đi ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi tàu neo đậu:
a) Thành viên trên tàu có nhu cầu đi ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương nơi tàu neo đậu phải xin cấp thị thực nhập cảnh, xuất
cảnh Việt Nam (trừ những trường hợp mang hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ
chiếu thuộc diện được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam) và tuân thủ
các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh;
b) Trường hợp đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm,
các thành viên trên tàu được miễn lệ phí thị thực (đối với những trường hợp
không thuộc diện miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam);
c) Trường hợp đi với mục đích cá nhân (tham quan du lịch, khám chữa
bệnh, hồi hương, đi theo phương tiện tổ chức dịch vụ...), thành viên trên tàu
phải nộp lệ phí thị thực (đối với những trường hợp không thuộc diện miễn thị
thực nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam) theo quy định của Bộ Tài chính.
MỤC
3. CẤP GIẤY PHÉP; KIỂM TRA, GIÁM SÁT; ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN ĐỐI VỚI CÁC HOẠT
ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN TÀU QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI NƠI TÀU NEO ĐẬU
Điều
16. Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân, phương tiện Việt Nam, nước ngoài thực
hiện các hoạt động liên quan đến tàu quân sự nước ngoài
1. Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu quân sự nước ngoài neo đậu cấp giấy
phép cho tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài quy định tại Điều 6 Nghị định
này.
2. Cảng vụ hàng hải nơi tàu quân sự nước ngoài neo đậu cấp giấy phép cho
phương tiện cập mạn tàu quân sự nước ngoài quy định tại Điều 6 Nghị định này.
3. Thủ tục cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân, phương tiện Việt Nam,
nước ngoài thực hiện các hoạt động liên quan đến tàu quân sự nước ngoài thực
hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải.
Điều
17. Kiểm tra, giám sát; đảm bảo an ninh, an toàn đối với tàu quân sự nước ngoài
đến Việt Nam
1. Biên phòng cửa khẩu cảng là lực lượng chủ trì, phối hợp với các lực
lượng chức năng đảm bảo an ninh, an toàn cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt
Nam; kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu quân sự nước ngoài, thành viên trên
tàu đi bờ, người, phương tiện ra vào, hoạt động tại khu vực tàu quân sự nước
ngoài neo đậu, người xuống tàu, phương tiện cập mạn tàu quân sự nước ngoài.
2. Khi thực hiện kiểm tra, giám sát, Biên phòng cửa khẩu cảng được áp
dụng các biện pháp nghiệp vụ sau:
a) Giám sát trực tiếp hành trình của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
thực hiện các chuyến thăm từ khi tàu neo đậu tại vùng đón, trả hoa tiêu cho đến
khi tàu cập cảng;
b) Kiểm tra giấy tờ đối với thành viên trên; tàu đi bờ; người Việt Nam,
người nước ngoài xuống tàu, rời tàu; phương tiện cập mạn tàu;
c) Giám sát khu vực, vùng nước cảng, giám sát trực tiếp tại cổng cảng,
trạm kiểm soát nơi tàu quân sự nước ngoài neo đậu;
d) Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật;
đ) Tuần tra, kiểm soát cơ động;
e) Các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
MỤC
4. NGHI THỨC ĐÓN TIẾP VÀ HOẠT ĐỘNG LỄ TÂN
Điều
18. Nghi thức đón tiếp
Nghi thức đón tiếp và hoạt động lễ tân đối với tàu quân sự nước ngoài
đến Việt Nam thực hiện các chuyến thăm thực hiện theo quy định về lễ tân của
Việt Nam.
Điều
19. Cơ quan chủ trì đón tiếp
1. Đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện chuyến thăm
chính thức, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành
liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tàu đến thăm thực hiện nghi thức đón
tiếp và hoạt động lễ tân.
2. Đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện chuyến thăm xã
giao, thăm thông thường, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tàu đến thăm thực hiện nghi thức đón tiếp và
hoạt động lễ tân.
3. Đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các hoạt động
khác tại lãnh hải, vùng nội thủy, Bộ chủ quản chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành
liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tàu đến thực hiện nghi thức đón tiếp và
hoạt động lễ tân theo chương trình đã thỏa thuận, thống nhất.
Chương
3.
TÀU QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI ĐẾN
VIỆT NAM ĐỂ SỬA CHỮA
MỤC
1. THỦ TỤC CẤP PHÉP; THỦ TỤC NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, CHUYỂN CẢNG
Điều
20. Thủ tục cấp phép
1. Trước khi tàu quân sự nước ngoài dự kiến đến Việt Nam để sửa chữa,
doanh nghiệp Việt Nam có chức năng tiếp nhận, sửa chữa tàu quân sự nước ngoài
(sau đây gọi tắt là doanh nghiệp sửa chữa tàu) phải gửi hồ sơ đề nghị Bộ Quốc
phòng (Bộ Tổng tham mưu) cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để
sửa chữa.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
a) Văn bản của doanh nghiệp sửa chữa tàu đề nghị cho phép tiếp nhận tàu
quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa;
b) 01 (một) Tờ khai tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam để sửa chữa (Mẫu 2);
c) 01 (một) Kế hoạch (hoặc chương trình) sửa chữa.
3. Thẩm quyền cấp phép:
a) Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu) tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép và
thực hiện cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa. Trường
hợp từ chối cấp phép phải nêu rõ lý do;
b) Trước khi cấp phép, Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu) lấy ý kiến của
Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tàu vào sửa chữa. Trường
hợp ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa thống nhất, Bộ Quốc
phòng (Bộ Tổng tham mưu) báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Thời hạn cấp phép:
a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề
nghị cấp phép hợp lệ, Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu) có văn bản trả lời doanh
nghiệp sửa chữa tàu về việc cấp phép hoặc từ chối cấp phép cho tàu quân sự nước
ngoài đến Việt Nam để sửa chữa;
b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản
lấy ý kiến về việc cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa
chữa, các Bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tàu đến phải có văn bản
trả lời Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu);
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cấp phép hoặc từ chối
cấp phép, Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu) có văn bản thông báo cho các các Bộ,
ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tàu đến sửa chữa về việc cấp phép
hoặc từ chối cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa.
5. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung đã cấp phép thì Bộ Quốc phòng
gửi văn bản thông báo cho doanh nghiệp sửa chữa tàu tiếp nhận tàu quân sự nước
ngoài vào sửa chữa.
Điều
21. Thủ tục nhập cảnh
1. Địa điểm, thời hạn, thành phần thực hiện thủ tục nhập cảnh đối với
tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa thực hiện theo quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
2. Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải nộp khi làm thủ tục nhập cảnh
a) Nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có - Mẫu 6);
- 01 (một) bản sao hợp đồng sửa chữa hoặc thoả thuận nguyên tắc sửa
chữa.
b) Nộp cho Cảng vụ hàng hải:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có - Mẫu 6);
- 01 (một) bản sao hợp đồng sửa chữa hoặc thoả thuận nguyên tắc sửa
chữa.
c) Nộp cho Hải quan cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai dự trữ của tàu (Mẫu 7);
- 01 (một) bản chính Bản khai hành lý thành viên (Mẫu 8);
- 01 (một) bản chính Bản kê khai hàng hóa (nếu có - Mẫu 5);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có - Mẫu 6);
- 01 (một) bản sao hợp đồng sửa chữa hoặc thỏa thuận nguyên tắc sửa
chữa.
d) Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch y tế quốc tế:
- 01 (một) bản chính Giấy khai báo y tế hàng hải (Mẫu 9).
đ) Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch thực vật cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai kiểm dịch thực vật (nếu có - Mẫu 10).
e) Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch động vật cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai kiểm dịch động vật (nếu có - Mẫu 11).
3. Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải xuất trình khi làm thủ tục
nhập cảnh
Xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng một trong các loại giấy tờ sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của các thành viên
trên tàu;
b) Thẻ quân nhân hoặc Giấy chứng minh quân nhân của các thành viên trên
tàu.
Điều
22. Thủ tục xuất cảnh
1. Địa điểm, thời hạn, thành phần thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với
tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa thực hiện theo quy định tại
Khoản 1, Khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
2. Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải nộp khi làm thủ tục xuất cảnh
a) Nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi
nhập cảnh - Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có thay đổi so với
lúc nhập cảnh - Mẫu 6);
- Các loại giấy tờ do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp cho các thành viên trên
tàu trong thời gian neo đậu tại cảng (nếu có): Thẻ đi bờ, Giấy phép, Thị thực
rời có giá trị 01 (một) lần, Giấy phép tham quan du lịch.
b) Nộp cho Cảng vụ hàng hải:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi
nhập cảnh - Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có thay đổi so với
lúc nhập cảnh - Mẫu 6).
c) Nộp cho Hải quan cửa khẩu cảng:
- 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3);
- 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi
nhập cảnh - Mẫu 4);
- 01 (một) bản chính Bản kê khai về hàng hóa (nếu có thay đổi so với lúc
nhập cảnh - Mẫu 5);
- 01 (một) bản chính Bản khai dự trữ của tàu (nếu có thay đổi so với lúc
nhập cảnh - Mẫu 9);
- 01 (một) bản chính Bản khai hành lý thành viên (nếu có thay đổi so với
lúc nhập cảnh - Mẫu 10);
- 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có thay đổi so với
lúc nhập cảnh - Mẫu 6).
3. Các loại giấy tờ người làm thủ tục phải xuất trình khi làm thủ tục
xuất cảnh.
Xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng một trong các loại giấy tờ sau:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của các thành viên
trên tàu;
b) Thẻ quân nhân hoặc Giấy chứng minh quân nhân của các thành viên trên
tàu.
Điều
23. Thủ tục chuyển cảng
Thủ tục chuyển cảng đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa
chữa thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
MỤC
2. HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU, THÀNH VIÊN TRÊN TÀU; CẤP GIẤY PHÉP; KIỂM TRA, GIÁM SÁT;
ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN NƠI TÀU QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI NEO ĐẬU
Điều
24. Hoạt động của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa
1. Sau khi được cấp phép đến Việt Nam để sửa chữa, 48 giờ trước khi tàu
vào lãnh hải Việt Nam, Thuyền trưởng tàu quân sự nước ngoài phải thông báo và
giữ liên lạc với Cảng vụ hàng hải nơi tàu đến.
Trường hợp trên tàu có sự thay đổi so với nội dung Tờ khai thì Thuyền
trưởng, phải thông báo cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp nhận sửa chữa tàu để phối
hợp với các cơ quan chức năng liên quan giải quyết trước khi tàu vào sữa chữa.
2. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa chỉ được neo đậu sửa
chữa tại các cơ sở sửa chữa tàu biển đã được cấp phép. Tàu quân sự của cùng một
quốc gia đến Việt Nam để sửa chữa trong cùng một thời điểm không quá 05 (năm)
tàu tại cùng một cơ sở sửa chữa, trừ trường hợp được Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép.
3. Trong thời gian tàu ra vào, neo đậu, sửa chữa, tàu quân sự nước
ngoài, thành viên trên tàu, doanh nghiệp sửa chữa tàu phải tuân thủ các quy
định của pháp luật Việt Nam, nội quy cảng biển, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.
4. Khi neo đậu sửa chữa, việc sử dụng các phương tiện khác trên tàu để
đi lại, bảo dưỡng phương tiện phải được sự chấp thuận của Cơ quan chức năng của
Bộ Quốc phòng và Cảng vụ hàng hải.
5. Các hoạt động giao lưu, thăm tàu phải xin phép và được Bộ Quốc phòng
chấp thuận.
6. Trường hợp phía tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa hoặc
doanh nghiệp sửa chữa tàu có nhu cầu thuê dịch vụ bảo vệ trong thời gian tàu
neo đậu sửa chữa:
a) Doanh nghiệp sửa chữa tàu phải gửi văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng cho
phép doanh nghiệp Việt Nam có chức năng kinh doanh dịch vụ bảo vệ tàu quân sự
nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo vệ) được làm dịch vụ bảo vệ
tàu, kèm theo 01 (một) bản sao (có chứng thực) Giấy phép kinh doanh của doanh
nghiệp bảo vệ được thuê, 01 (một) bản sao (có chứng thực) Hợp đồng dịch vụ bảo
vệ và 01 (một) bản chính danh sách có thông tin cơ bản về cán bộ, nhân viên
thuộc doanh nghiệp bảo vệ làm nhiệm vụ bảo vệ tàu;
b) Chậm nhất 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ
hợp lệ, Bộ Quốc phòng cấp phép cho doanh nghiệp bảo vệ được thuê làm dịch vụ
bảo vệ tàu thông qua doanh nghiệp sửa chữa tàu. Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ
Quốc phòng có văn bản gửi doanh nghiệp sửa chữa tàu nêu rõ lý do;
c) Doanh nghiệp bảo vệ chỉ được tiến hành các hoạt động theo đúng nội
dung và phạm vi bảo vệ được Bộ Quốc phòng cấp phép. Cán bộ, nhân viên thuộc
doanh nghiệp bảo vệ làm nhiệm vụ bảo vệ tàu phải có giấy phép do Biên phòng cửa
khẩu cảng nơi tàu quân sự nước ngoài neo đậu, sửa chữa cấp và phải chịu sự kiểm
tra, giám sát của lực lượng Biên phòng cửa khẩu cảng;
d) Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nội dung và phạm vi bảo vệ của doanh
nghiệp bảo vệ đối với các tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa.
Điều
25. Đi bờ của các thành viên trên tàu; cấp giấy phép, kiểm tra, giám sát; đảm
bảo an ninh, an toàn nơi tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa neo đậu
1. Việc đi bờ của các thành viên tàu quân sự nước ngoài đến sửa chữa tại
cảng biển Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Cấp giấy phép; kiểm tra, giám sát; đảm bảo an ninh, an toàn đối với
tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa thực hiện theo quy định tại
Điều 16, Điều 17 Nghị định này.
Chương
4.
TÀU QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI ĐẾN
VIỆT NAM THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TẠI LÃNH HẢI, NỘI THỦY VÀ CẢNG BIỂN
Điều
26. Thủ tục cấp phép
1. Thủ tục cấp phép đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực
hiện các hoạt động khác tại lãnh hải, nội thủy và cảng biển của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Nghị
định này.
2. Đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các hoạt động khác
tại lãnh hải, khu vực nội thủy ngoài vùng nước cảng biển, trong văn bản chấp
thuận, Bộ Quốc phòng quy định rõ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực
hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh cho tàu, thành viên trên tàu và giải quyết
những vấn đề liên quan đến địa phương trong thời gian tàu hoạt động tại Việt
Nam.
Điều
27. Hoạt động của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các hoạt động
khác
1. Tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải, nội thủy và cảng biển của Việt
Nam chỉ được thực hiện các hoạt động đã thỏa thuận, thống nhất giữa các Bộ,
ngành, địa phương liên quan của Việt Nam và quốc gia có tàu, trong phạm vi hoạt
động đã được Bộ Quốc phòng cấp phép.
2. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các hoạt động khác tại
lãnh hải, khu vực nội thủy ngoài vùng nước cảng biển cần di chuyển ra ngoài
phạm vi hoạt động đã được cấp phép phải xin phép và được Bộ Quốc phòng chấp
thuận.
Trường hợp phải di chuyển khẩn cấp vì lý do bất khả kháng hoặc vì mục
đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn, ngay sau khi đến
vị trí neo đậu an toàn phải thông báo cho Bộ Quốc phòng, Bộ ngành chủ quản và Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh liên quan.
Điều
28. Thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng
1. Đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các hoạt động
khác tại vùng nước cảng biển, cảng quân sự thuộc phạm vi quản lý của một tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng thực
hiện theo quy định về thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng tại Điều 11,
Điều 12, Điều 13 Nghị định này.
2. Đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các hoạt động
khác tại lãnh hải, khu vực nội thủy ngoài vùng nước cảng biển, thủ tục nhập
cảnh, xuất cảnh được quy định như sau:
a) Địa điểm thực hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh cho tàu, thành viên
trên tàu tại trụ sở Cảng vụ hàng hải thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quy định trong văn bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng;
b) Thời hạn thực hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh cho tàu, thành viên
trên tàu được coi là kết thúc kể từ khi người làm thủ tục nộp đầy đủ các loại
giấy tờ theo quy định tại Khoản 3 Điều này cho các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành tại cảng biển thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định
trong văn bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng.
3. Các loại giấy tờ (bản fax hoặc bản sao) người làm thủ tục phải nộp
khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh
a) Các loại giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục nhập cảnh:
- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng: 01 (một) Bản khai chung (Mẫu 3); 01
(một) Danh sách thành viên (Mẫu 4); 01 (một) Chương trình hoặc kế hoạch hoạt
động;
- Nộp cho Cảng vụ hàng hải: 01 (một) Bản khai chung (Mẫu 3); 01 (một)
Danh sách thành viên (Mẫu 4);
- Nộp cho Hải quan cửa khẩu cảng: 01 (một) Bản khai chung (Mẫu 3); 01
(một) Danh sách thành viên (Mẫu 4);
- Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch y tế quốc tế: 01 (một) Giấy khai báo y tế
hàng hải (Mẫu 9);
- Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch thực vật cửa khẩu cảng: 01 (một) Bản khai
kiểm dịch thực vật (nếu có - Mẫu 10);
- Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch động vật cửa khẩu cảng: 01 (một) Bản khai
kiểm dịch động vật (nếu có - Mẫu 11).
b) Các loại giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục xuất cảnh:
- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng: 01 (một) Bản khai chung (Mẫu 3); 01
(một) Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi nhập cảnh - Mẫu 4);
- Nộp cho Cảng vụ hàng hải: 01 (một) Bản khai chung (Mẫu 3); 01 (một)
Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi nhập cảnh - Mẫu 4);
- Nộp cho Hải quan cửa khẩu cảng: 01 (một) Bản khai chung (Mẫu 3); 01
(một) Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi nhập cảnh - Mẫu 4).
Điều
29. Cấp giấy phép
Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân, phương tiện Việt Nam, nước ngoài có
các hoạt động liên quan đến tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các
hoạt động khác tại lãnh hải, nội thủy và cảng biển Việt Nam thực hiện theo quy
định tại Điều 16, Nghị định này.
Điều
30. Kiểm tra, giám sát
1. Tại vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý của một tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương:
a) Bộ đội Biên phòng là lực lượng chủ trì, phối hợp với các lực lượng
chức năng đảm bảo an ninh, an toàn khu vực cảng nơi tàu quân sự nước ngoài neo
đậu; kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu quân sự nước ngoài, thành viên trên
tàu đi bờ, người, phương tiện ra, vào hoạt động tại khu vực tàu quân sự nước
ngoài neo đậu, người xuống tàu, rời tàu, phương tiện cập mạn tàu quân sự nước
ngoài;
b) Khi thực hiện kiểm tra, giám sát, Bộ đội Biên phòng được áp dụng các
biện pháp sau:
- Kiểm tra giấy tờ đối với thành viên trên tàu đi bờ, người Việt Nam,
người nước ngoài xuống tàu, rời tàu, phương tiện cập mạn tàu;
- Giám sát khu vực nơi tàu quân sự nước ngoài neo đậu;
- Các biện pháp theo quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Khoản 2, Điều 17 Nghị định này.
2. Tại lãnh hải, khu vực nội thủy ngoài vùng nước cảng biển:
a) Bộ Quốc phòng quy định lực lượng chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức
năng đảm bảo an ninh, an toàn khu vực nơi tàu quân sự nước ngoài neo đậu; kiểm
tra, giám sát hoạt động của tàu quân sự nước ngoài, thành viên trên tàu, người,
phương tiện có hoạt động liên quan;
b) Lực lượng kiểm tra, giám sát được áp dụng các biện pháp kiểm tra,
giám sát quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
Điều
31. Đi bờ đối với thành viên trên tàu
1. Các quy định về việc đi bờ của thành viên trên tàu quân sự nước ngoài
đến Việt Nam thực hiện các hoạt động khác thực hiện theo quy định tại Điều 15
Nghị định này.
2. Trường hợp tàu neo đậu, hoạt động tại lãnh hải, khu vực nội thủy
ngoài vùng nước cảng biển, người làm thủ tục phải ký hợp đồng bằng văn bản với
doanh nghiệp Việt Nam có chức năng để đưa đón các thành viên từ tàu vào bờ và
ngược lại. Thẩm quyền, thủ tục cấp giấy phép cho phương tiện đưa đón thành viên
tàu được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Chương
5.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TÀU QUÂN SỰ NƯỚC NGOÀI ĐẾN VIỆT NAM
Điều
32. Nội dung quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
1. Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tàu quân sự nước
ngoài đến Việt Nam.
2. Tiếp nhận thông tin, thỏa thuận, thống nhất nội dung, chương trình
hoạt động của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam với quốc gia có tàu quân sự;
tổ chức đón tiếp theo nghi thức đón tiếp và hoạt động lễ tân.
3. Cấp phép, từ chối cấp phép hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung đã cấp phép
cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam.
4. Quản lý, kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng, di chuyển và
các hoạt động khác của tàu và các thành viên trên tàu quân sự nước ngoài đến
Việt Nam; đảm bảo an ninh, an toàn cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam;
kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên quan đến tàu quân sự nước ngoài đến
Việt Nam.
5. Xử lý vi phạm của tàu quân sự nước ngoài theo quy định của pháp luật
Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều
33. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với tàu quân sự nước ngoài
đến Việt Nam.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam.
Điều
34. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Thông báo lời mời của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối
với quốc gia có tàu quân sự đến thăm chính thức Việt Nam.
2. Tiếp nhận thông tin, tiến hành thỏa thuận, thống nhất nội dung,
chương trình hoạt động của chuyến thăm với quốc gia có tàu quân sự đến thăm
chính thức và trình Chính phủ quyết định việc đón tàu quân sự nước ngoài thực
hiện chuyến thăm chính thức.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh có liên quan thực hiện đón tiếp phái đoàn từ tàu quân sự nước ngoài thực
hiện chuyến thăm chính thức theo nghi thức ngoại giao.
Điều
35. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và
Bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật về tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam. Tiếp nhận thông tin, thống nhất
nội dung, chương trình hoạt động của chuyến thăm với quốc gia có tàu quân sự
đến thăm xã giao, thăm thông thường.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên
quan tổ chức đón tiếp theo nghi thức lễ tân đối với tàu quân sự nước ngoài thăm
xã giao, thăm thông thường.
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên
quan quản lý tàu quân sự nước ngoài và thành viên trên tàu trong thời gian đến
Việt Nam.
4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp với các lực
lượng chức năng trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho tàu quân sự nước
ngoài đến Việt Nam; kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu quân sự nước ngoài,
thành viên trên tàu và các hoạt động có liên quan đến tàu quân sự nước ngoài.
Điều
36. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Tham gia ý kiến về việc cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt
Nam theo đề nghị của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng.
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Công an các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác đảm
bảo an ninh, trật tự tại địa phương nơi có tàu quân sự nước ngoài neo đậu; chỉ
đạo Cơ quan quản lý nhập cảnh, xuất cảnh xem xét, cấp thị thực cho các thành
viên trên tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam đi ra ngoài phạm vi tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương nơi tàu neo đậu theo quy định của pháp luật Việt Nam
về nhập cảnh, xuất cảnh.
Điều
37. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan
1. Tham gia ý kiến về việc cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt
Nam theo đề nghị của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng trong đón tàu quân sự nước ngoài
thăm Việt Nam mà mục đích chuyến thăm có liên quan đến ngành, lĩnh vực do Bộ,
ngành mình phụ trách.
Điều
38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Tham gia ý kiến về việc cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt
Nam theo đề nghị của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng.
2. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ, ngành liên quan trong
hoạt động đón tiếp tàu quân sự nước ngoài thực hiện các chuyến thăm tại địa
phương.
Chương
6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
39. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2013 và
thay thế Nghị định số 55/CP ngày 01 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ về hoạt
động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
2. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục gồm 12 mẫu khai báo đối với
tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều
40. Hướng dẫn thực hiện
Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao căn cứ quy định tại Nghị định này xây dựng
văn bản hướng dẫn và quy định chi tiết theo thẩm quyền.
Điều
41. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (3b).
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|