NGHỊ ĐỊNH số 58/2017/NĐ-CP NGÀY 10/5/2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI;         THÔNG TƯ SỐ 20/2023/TT-BGTVT NGÀY 30/6/2023 CỦA BỘ GTVT QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN...VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU CỦA TÀU BIỂN VIỆT NAM;      THÔNG TƯ SỐ 12/2024/TT-BGTVT NGÀY 15/5/2024 QUY ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ DỊCH VỤ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM;      Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động;                  



  ĐƯỜNG DÂY NÓNG
CẢNG VỤ HÀNG HẢI VŨNG TÀU
0918148252 02543856270
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN

- Thời gian tiếp công dân: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

 + Sáng từ 08h00 đến 11h30

 + Chiều từ 13h30 đến 17h00

- Lịch tiếp công dân:

 + Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ 3 của tuần cuối tháng

 + Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

CẤP ĐỘ AN NINH HÀNG HẢI

Maritime Sercuriry: Level 1

An ninh hàng hải: Cấp độ 1

THƯ VIỆN ẢNH

  • Số người truy cập: 29021005
  • Đang online: 5
PHÁP LUẬT HÀNG HẢI
Số hiệu:18/2012/QH13
Cơ quan ban hành:Quốc hội
Loại văn bản:Luật
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:21/06/2012
Thời gian bắt đầu hiệu lực:01/01/2013
Thời gian hết hiệu lực:
Tình trạng văn bản:
Tài liệu đính kèm:LUẬT BIỂN VIỆT NAM.doc

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Luật số: 18/2012/QH13

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2012

 

LUẬT

BIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật biển Việt Nam.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Điều 2. Áp dụng pháp luật

  1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lý của vùng biển Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này.
  2. Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
  2. Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
  3. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.
  4. Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều hành bởi thuỷ thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.
  5. Tàu thuyền công vụ là tàu thuyền chuyên dùng để thực hiện các công vụ của Nhà nước không vì mục đích thương mại.
  6. Tài nguyên bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước, đáy và lòng đất dưới đáy biển.
  7. Đường đẳng sâu là đường nối liền các điểm có cùng độ sâu ở biển.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển

  1. Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
  3. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Điều 5. Chính sách quản lý và bảo vệ biển

  1. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
  2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
  3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.
  4. Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
  5. Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.
  6. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

Điều 6. Hợp tác quốc tế về biển

  1. Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
  2. Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:
  3. a) Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;
  4. b) Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai;
  5. c) Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển;
  6. d) Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu;

đ) Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;

  1. e) Phòng, chống tội phạm trên biển;
  2. g) Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển.

Điều 7. Quản lý nhà nước về biển

  1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước.
  2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển.
Các văn bản pháp luật khác cùng chuyên mục
Số hiệuNgày ban hànhLoại văn bảnTrích yếu nội dung
31/2024/TT-BGTVT30/10/2024Thông tưTHÔNG TƯ SỐ 31/2024/TT-BGTVT NGÀY 30/10/2024 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 12/2024/TT-BGTVT NGÀY 15/5/2024 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ DỊCH VỤ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM
THÔNG TƯ SỐ 54/2023/TT-BGTVT31/12/2023Thông tưTHÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 27/2016/TT-BGTVT NGÀY 12/10/2016 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, CẤP, THU HỒI GCN KHẢ NĂNG CHUYÊN MÔN HOA TIÊU HÀNG HẢI VÀ GCN VÙNG HOẠT ĐỘNG HOA TIÊU HÀNG HẢI
THÔNG TƯ SỐ 03/2024/TT-BGTVT21/02/2024Thông tưSỪA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 27/2011/TT-BGTVT NGÀY 14/4/2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT QUY ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2002 CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN SINH MẠNG CON NGƯỜI TRÊN BIỂN NĂM 1974 BAN HÀNH KÈM THEO BỘ LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH TÀU BIỂN VÀ CẢNG BIỂN
NGHỊ ĐỊNH SỐ 74/2023/NĐ-CP11/10/2023Nghị địnhNGHỊ ĐỊNH SỐ 74/2023/NĐ-CP BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TTHC TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI
THÔNG TƯ SỐ 20/2023/TT-BGTVT30/06/2023Thông tưQUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN, ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN THUYỀN VIÊN VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU CỦA TÀU BIỂN VIỆT NAM
Nghị định số 69/2022/NĐ-CP23/09/2022Nghị địnhNghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải