NGHỊ ĐỊNH số 58/2017/NĐ-CP NGÀY 10/5/2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI;         THÔNG TƯ SỐ 20/2023/TT-BGTVT NGÀY 30/6/2023 CỦA BỘ GTVT QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN...VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU CỦA TÀU BIỂN VIỆT NAM;      THÔNG TƯ SỐ 12/2024/TT-BGTVT NGÀY 15/5/2024 QUY ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ DỊCH VỤ TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM;      Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động;                  



  ĐƯỜNG DÂY NÓNG
CẢNG VỤ HÀNG HẢI VŨNG TÀU
0918148252 02543856270
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN

- Thời gian tiếp công dân: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

 + Sáng từ 08h00 đến 11h30

 + Chiều từ 13h30 đến 17h00

- Lịch tiếp công dân:

 + Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu tiếp công dân định kỳ một ngày trong một tháng vào ngày thứ 3 của tuần cuối tháng

 + Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp công dân thực hiện tiếp công dân từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần

CẤP ĐỘ AN NINH HÀNG HẢI

Maritime Sercuriry: Level 1

An ninh hàng hải: Cấp độ 1

THƯ VIỆN ẢNH

  • Số người truy cập: 28865115
  • Đang online: 719
Thư ngỏ

 

CẢNG BIỂN VŨNG TÀU VÀ CẢNG VỤ HÀNG HẢI VŨNG TÀU

 

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021: Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu được phân loại là Cảng biển đặc biệt và là hệ thống cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam, trong đó gồm các khu bến như: Khu bến Cái Mép; Khu bến Thị Vải; Khu bến Sao Mai - Bến Đình; Bến cảng khách quốc tế Vũng Tàu; Khu bến Long Sơn; Khu bến sông Dinh; Bến cảng Côn Đảo; các bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão và các cảng dầu khí ngoài khơi thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế phía Nam của Việt Nam.

Trong phạm vi cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu (gọi tắt cảng biển Vũng Tàu) quy hoạch có 77 bến cảng (67 bến cảng ở đất liền và 10 bến cảng dầu khí ngoài khơi).

Hiện nay đã có 48 bến cảng; 03 bến phao neo và 10 cảng dầu khí ngoài khơi đang khai thác (với tổng chiều dài cầu cảng là 17,87 km, trong đó 5,657 km chiều dài cầu cảng chuyên dùng container) đang khai thác, cụ thể:

- Khu bến Cái Mép có 11 bến cảng (với 23 cầu cảng, tổng chiều dài cầu cảng là 6.440,2 m) và 01 Bến phao neo. Khu bến khả năng tiếp nhận tàu container có tổng trọng tải đến 214.000 DWT (sức chở 18.340 TEUs); tàu LPG, LNG có tổng trọng tải đến 80.000 DWT; tàu dầu có tổng trọng tải đến 70.000 DWT và tàu hàng tổng hợp có tổng trọng tải đến 150.000 DWT.

- Khu bến Thị Vải có 13 bến cảng (với 29 cầu cảng, tổng chiều dài cầu cảng là 6.124,9 m); Khu bến khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp có tổng trọng tải đến 100.000 DWT.

- Khu bến sông Dinh có 20 bến cảng (với 36 cầu cảng, tổng chiều dài cầu cảng là 4.813 m). Khu bến khả năng tiếp nhận tàu có tổng trọng tải đến 15.000 DWT và các tàu chuyên dụng dầu khí; các giàn khoan dầu khí; các tàu siêu trường, siêu trọng phục vụ hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác dầu khí.

- Khu bến Long Sơn có 02 bến cảng (với 03 cầu cảng, chiều dài cầu cảng là 801.6 m). Khu bến chuyên dùng cho sản phẩm hóa dầu và khả năng tiếp nhận tàu có tổng trọng tải đến 100.000 DWT.

- Khu bến cảng Côn Đảo có 02 bến cảng và khả năng tiếp nhận tàu khách du lịch có sức chở đến 600 hành khách.

- Khu bến cảng dầu khí ngoài khơi: gồm 10 Cảng dầu khí ngoài khơi tại các mỏ: mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng, mỏ Đại Hùng, mỏ Rạng Đông, mỏ Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây, mỏ Tê Giác Trắng, mỏ Chim Sáo, mỏ Lan Tây, mỏ Biển Đông, mỏ Sao vàng Đại nguyệt - có khả năng tiếp nhận tàu dầu thô có tổng trọng tải đến 150.000 DWT.

- 02 bến phao neo tại Vịnh Gành Rái và 01 bến phao neo trên sông Cái Mép: có khả năng tiếp nhận tàu tổng trọng tải lớn nhất đến 150.000 DWT.

Ngoài các khu bến nêu trên, tại cảng biển Vũng Tàu có Khu neo đậu tàu thuyền với 72 vị trí neo đậu; 05 luồng hàng hải (Luồng Vũng Tàu – Thị Vải; Luồng sông Dinh; Luồng Bến Đầm; luồng Côn Sơn và một phần Luồng Vũng Tàu – Sài Gòn) và các kết cấu hạ tầng cảng biển liên quan khác.

        Mặt khác, Cảng biển Vũng Tàu là cửa khẩu hàng hải quan trọng cho các tàu thuyền hành trình, ra/ vào, neo đậu, đón trả hoa tiêu, thực hiện các dịch vụ hàng hải để đến, rời các cảng thuộc địa phận các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Mỹ Tho, quá cảnh đi Campuchia và hàng năm bình quân có trên 30.000 lượt tàu biển cùng khoảng trên 70.000 lượt tàu cao tốc cánh ngầm, phương tiện thủy nội địa, tàu cá hành trình qua Vịnh Gành Rái tạo nên mật độ phương tiện qua Vịnh là lớn nhất và phức tạp nhất Việt Nam. Hơn nữa, cùng với mật độ phương tiện lớn là sự đa dạng của về chủng loại phương tiện qua Vịnh như: tàu biển, tàu công vụ, tàu khách cánh ngầm, tàu sông, tàu cá, tàu đưa đón hoa tiêu, giàn khoan dầu khí, tàu quân sự, tàu thực hiện dịch vụ cung ứng nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt...

        Trong thời gian qua, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải tại cảng biển Vũng Tàu và với vai trò, nhiệm vụ là cơ quan chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, văn hóa, thể thao và du lịch, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cảng biển, Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu đã chủ trì, điều hành tốt việc quản lý, khai thác hiệu quả hệ thống trên 60 bến cảng trong khu vực, cũng như các hoạt động liên quan đến khai thác, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền; đầu tư xây dựng cảng, kết cấu hạ tầng hàng hải; tổ chức ứng phó kịp thời với tai nạn, sự cố hàng hải ..v.v..; Kịp thời tham mưu và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, của Cục Hàng hải Việt Nam cũng như các cấp thẩm quyền trong việc triển khai một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển như: nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch cảng biển; Tăng cường hạ tầng kết nối cảng; Triển khai các chính sách về điều chỉnh phí, lệ phí hàng hải, giá dịch vụ và bình ổn giá dịch vụ xếp dỡ; Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính và triển khai các giải pháp liên quan khác nhằm hỗ trợ chủ tàu, doanh nghiệp cảng, các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ hàng hải trong khu vực. 

        Kết quả, trong những năm qua, sản lượng hàng hoá và tàu thuyền thông qua hệ thống cảng biển Vũng Tàu luôn tăng trưởng. Tổng sản lượng hàng hoá qua cảng các năm 2021, năm 2022 đều đạt trên 110 triệu tấn/ năm, trong đó tổng sản lượng hàng container thông qua hệ thống cảng đạt trên 8 triệu Teus; tàu thuyền qua cảng trên 90.000 lượt/ năm. Dự kiến giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 sản lượng hàng hoá, tàu thuyền qua Cảng biển Vũng Tàu tăng trưởng trung bình khoảng 5 đến 7 % mỗi năm.

        Phát huy thành quả đạt được, Cảng vụ hàng hải Vũng tàu tiếp tục nổ lực thực hiện tốt vai trò, chức trách của mình; phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp và phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm với cơ quan chức năng nhằm kịp thời tham mưu và thực hiện hiệu quả chỉ đạo của cấp thẩm quyền để sớm đưa cảng biển Vũng Tàu trở thành Cảng cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển container quốc tế theo Quy hoạch phát triển cảng biển đã được Thủ tướng phê duyệt./.

https://youtu.be/BLSgW0nraKo

 

VUNG TAU SEAPORT AND THE MARITIME ADMINISTRATION OF VUNG TAU

  According to the master plan on the development of Vietnam seaport system in the period of 2021-2030, vision 2050 which was approved by the Prime Minister in Decision No.1579/ QD-TTg dated September 22, 2021: BaRia - VungTau seaport is classified as  a “Special Seaport”,  which is also the largest system of gateway port, international transshipment hub port in Vietnam; the port system consists of: Caimep port area; Thi Vai port area; Sao Mai – Ben Đinh port area; VungTau Internationalpassenger terminal; Long Son port area; Dinh river port area; port of Côn Đảo; buoy mooring systems, transshipment anchorage areas, shelter anchorage areas and offshore terminals located in the southern exclusive economic zone of Viet Nam.

Within Ba Ria - Vung Tau seaport area, 77 ports were planned (of which 67 are on shore and 10 offshore oil and gas terminals). Currently, 47 ports, 3 CMB terminals, and 10 offshore oil and gas terminals are in operation (total wharf length is 17,87 km, of which 5657 km are container wharves), details as follow:

- Cai Mep port area: there are 11 ports (with 23 wharves of 6394,7m in length). This port area can accommodate container ships up to 214000 DWT (carrying capacity of 18340 TEUs); LPG, LNG carriers up to 80000 DWT; oil tankers up to 70000 DWT and general cargo ships up to 150000 DWT.

- Thi Vai port area: there are 13 ports (with 29 wharves of 6124,9 m in length) which can receive general cargo ships up to 100000 DWT.

- Dinh river port area: there are 21 ports (with 37 wharves of 4973 m in length). This port area can accommodate ships up to 10000 DWT which mainly serve the oil and gas industry such as: specialized service ship, oil rig, non-standardized heavy cargo ship…

- Long Son port area: there is 1 wharf of 296m in length. This area can receive petrochemical tankers up to 100000 DWT

- Con Dao port area: 1 wharf which can accommodate passenger ship of 600 pax.

- 10 Offshore terminals, namely: Bach Ho, Rong, Dai Hung, Rang Dong, Rong Doi - Rong Doi Tay, Te Giac Trang, Chim Sao, Lan Tay and Bien Dong, Sao Vang – Dai Nguyet. These terminals can receive crude oil tankers up to 150000 DWT.

- 3 buoy mooring terminals: 2 in Ganh Rai Bay and 1 on Cai Mep river which are able to receive ships up to 150000 DWT.

In addition to the port system, there are 72 anchor positions; 05 navigation channels (including Vung Tau – Thi Vai channel, Dinh river channel, Ben Dam channel, Con Son channel and a segment of Vung Tau – Sai Gon channel) and other related port infrastructures located in Ba Ria – Vung Tau seaport.

Ba Ria – Vung Tau seaport is an important seagate area. Ships are coming here to anchor, pick up and disembark pilots or perform other activities before arriving to or after departure from ports of Baria – Vung Tau province, Ho Chi Minh City, Dong Nai, Binh Duong, Dong Thap, My Tho or transitting to Cambodia. Annually, there are more than 30000 turns of sea going ship and about 70000 turns of high-speed craft, domestic vessels, fishing vessels, service boats... passing through Ganh Rai Bay making this area the highest traffic density and most complicated traffic pattern in Vietnam.

  In recent years, as the role of state management in the maritime sector at Baria Vungtau seaport, the Maritime Administration of Vung Tau has been responsible for the cooperation among state competent authorities and the control of maritime, security, quarantine, customs, tax, culture, sport and tourism, fire and explosion prevention, environmental protection... the Maritime Administration of Vung Tau has excelled in its duty to ensure a smooth and effective port system management of over 60 ports in the area as well as other activities related to ship building and repairing, port  and port infrastructure investing, search and rescue operations... the Administration has also promptly consulted and effectively implemented the instructions of Vietnam Maritime Administration, Ministry of Transport and other competent authorities in improving the seaport operation such as: reviewing and evaluating current situation, studying to improve seaport planning, enhancing inter-port connection, implementing policy on fees, port charges, service charges; stabilizing cargo handling fees, improving administrative formalities and implementing other measures to support ship owners, port operators, service suppliers...

As a result, cargo and vessel throughput of Ba Ria  - Vung tau seaport has been growing consistently. Total cargo throughputs in 2021 and 2022 are more than 110 milliontons each year, of which total container throughputs are over 8 millions T.E.Us; vessel throughput reach 90000 turns annually. As estimated for period of 2023 to 2025, cargo and vessel throughput of Ba ria Vung tau seaport will grow from 5 to 7% each year.

To uphold the achieved results, the Maritime Administration of Vung Tau is continuing to strive for a better performance in its duties and to provide better service to people and business... It also commits to cooperating closely and responsibly with relevant authorities to execute correctly and effectively the requirements and instructions of competent authorities to be able to bring Ba ria Vungtau seaport soon to become an international gateway, international container-hub as approved by the Prime Minister in the master plan of the port development.